Uống trà xanh tốt cho gan nhưng quá nhiều lại hại gan (Ảnh minh họa: Consumerlab).
Chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác được tìm thấy trong trà xanh bao gồm flavonoid và catechin như EGCG, quercetin, axit linoleic, theobromine và theophylline.
Theo Healthline, không phải là một loại thảo mộc, nhưng trà xanh và hợp chất polyphenol chính của nó là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) thường được đưa vào các tài liệu tập trung đánh giá các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược cho bệnh về gan.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung chiết xuất trà xanh có thể giúp điều trị một số bệnh gan.
Một nghiên cứu ở 80 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy bổ sung 500mg chiết xuất trà xanh mỗi ngày trong 90 ngày làm giảm đáng kể các dấu hiệu tổn thương gan ALT, AST (chỉ số men gan). Mặc dù nhóm dùng giả dược cũng nhận thấy mức AST và ALT giảm nhưng không đáng kể.
Uống trà xanh cũng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh như ung thư gan, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Trà xanh tốt cho gan nhưng quá nhiều lại hại gan
Theo TS Giang, chiết xuất trà xanh và hiếm gặp hơn là uống một lượng lớn trà xanh có liên quan đến các trường hợp tổn thương gan cấp tính rõ ràng trên lâm sàng, bao gồm các trường hợp suy gan cấp tính.
Các nghiên cứu lâm sàng ở người chứng minh rằng liều duy nhất lên tới 1,6g chiết xuất trà xanh được dung nạp tốt. Liều dung nạp tối đa ở người được báo cáo là 9,9g mỗi ngày, một liều tương đương với 24 tách trà xanh. Tác dụng phụ của chiết xuất trà xanh liều cao thường nhẹ và bao gồm nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn.
TS Giang cho biết, uống trà xanh không liên quan đến tổn thương gan. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng trà xanh thường xuyên có liên quan đến việc giảm chỉ số men gan ALT và AST.
Tuy nhiên, hàng loạt trường hợp và đánh giá có hệ thống của Dược điển Hoa Kỳ đã đặt ra vấn đề về khả năng chiết xuất trà xanh gây độc cho gan.
Trong một nghiên cứu tiền cứu quy mô lớn về chiết xuất trà xanh ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú, chiết xuất trà xanh có liên quan đến mức tăng ALT ở 6,7% bệnh nhân so với 0,7% ở nhóm đối chứng.
Trong các nghiên cứu này, không thấy tổn thương gan rõ ràng trên lâm sàng, nhưng chiết xuất này đã nhanh chóng bị ngừng sử dụng ở những bệnh nhân có mức ALT tăng cao.
Tỷ lệ sử dụng chiết xuất trà xanh gây tổn thương gan cấp tính kèm theo các triệu chứng hoặc bệnh vàng da vẫn chưa được biết rõ, nhưng chắc chắn là thấp so với việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm này. Tuy nhiên, hơn 100 trường hợp tổn thương gan rõ ràng trên lâm sàng do chiết xuất trà xanh đã được báo cáo trong tài liệu.
Tổn thương gan thường xảy ra trong vòng 1-6 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng sản phẩm nhưng đã có báo cáo về thời gian tiềm ẩn dài hơn và ngắn hơn. Phần lớn các trường hợp có hội chứng giống viêm gan cấp tính và có biểu hiện tăng men huyết thanh rõ rệt ở tế bào gan.
Hầu hết bệnh nhân hồi phục nhanh chóng sau khi ngừng chiết xuất, mặc dù đã có mô tả các trường hợp tử vong do suy gan cấp tính.
Dữ liệu tiền lâm sàng và trên người cho thấy thành phần catechin trong trà xanh là thủ phạm gây nhiễm độc gan. Khoảng 10% chiết xuất trà xanh bao gồm catechin, trong số này, epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có nồng độ cao nhất.
Có sự khác biệt lớn về nồng độ chiết xuất trà xanh, EGCG và các thành phần khác giữa các sản phẩm được bán trên thị trường. Điều này có thể giải thích việc một số sản phẩm liên quan đến nhiễm độc gan. Cơ chế bệnh sinh của tổn thương gan liên quan đến trà xanh đang tiếp tục được nghiên cứu.
"Để tránh tác dụng phụ này, chúng ta chỉ nên uống khoảng 4-5 tách trà xanh mỗi ngày và cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng chiết xuất hoặc các sản phẩm có chứa chiết xuất trà xanh", TS Giang nhấn mạnh.
" alt=""/>Trà xanh tốt nhưng bạn cần biết điều này để không hại ganCách nửa giờ bạn nên đi bộ 5 phút để giảm tác hại của việc ngồi lâu một chỗ (Ảnh minh họa: Istock).
Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy việc ngừng ngồi lâu là cần thiết ngay cả khi ai đó tập thể dục hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu cho biết bạn không cần phải làm bất cứ điều gì quá khắt khe, chỉ cần đi bộ chậm cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng ngạc nhiên.
TS Diaz cho biết: "Việc cứ cách nửa giờ nghỉ một lần và đi bộ 5 phút giúp giảm 60% nguy cơ lượng đường trong máu tăng đột biến. Đó là những mức tương tự như những gì bạn sẽ thấy nếu ai đó đang sử dụng thuốc tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu".
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng không nên coi những khoảng nghỉ ngắn này là sự thay thế cho việc tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, nó thực sự cần thiết với những người có thói quen ngồi một chỗ quá lâu.
Một nghiên cứu gần đây khác của các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge ở Anh đã xem xét các dữ liệu khác về lợi ích sức khỏe của việc đi bộ. Họ phát hiện ra rằng đi bộ nhanh 11 phút mỗi ngày hoặc đi bộ 75 phút mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, và một số bệnh ung thư.
Cụ thể, theo Live Science, dành ít nhất 11 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất, hoặc 75 phút mỗi tuần, có thể giảm 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lượng tương tự có liên quan đến việc giảm 7% nguy cơ ung thư.
Họ cũng chỉ ra rằng 11 phút hoạt động thể chất vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh, có thể giảm 23% nguy cơ tử vong sớm. Vì vậy, nếu mọi người làm điều này hàng ngày, thì 1 trong 10 ca tử vong sớm có thể được ngăn chặn.
Các nhà nghiên cứu khẳng định thực hiện một số hoạt động thể chất tốt hơn là không làm gì. Đây cũng là một khởi đầu tốt nếu bạn thấy rằng 75 phút một tuần có thể kiểm soát được, thì bạn có thể thử tăng dần dần đến mức được đề xuất.
Hoạt động thể chất vừa phải được định nghĩa là hoạt động làm tăng nhịp tim và làm cho hơi thở nhanh hơn. Nó không cần liên quan đến thể thao hay chạy bộ khiến người ta khó thở.
Chẳng hạn như cố gắng đi bộ hoặc đạp xe đến nơi làm việc hoặc học tập của bạn thay vì sử dụng ô tô hoặc tham gia các hoạt động vui chơi tích cực với con hoặc cháu của bạn.
Đi bộ giúp đốt cháy năng lượng và giảm cân. Nếu là người đi bộ thường xuyên bạn sẽ thấy rõ tác dụng của việc này. Ngay cả khi cân nặng của bạn không giảm, nhưng quần áo của bạn sẽ trở nên vừa vặn hơn.
Đi bộ hằng ngày giúp tăng cường sự trao đổi chất bằng cách đốt cháy thêm calo và ngăn ngừa sự mất cơ, điều thường xảy ra khi cơ thể già đi. Chỉ bằng cách đi bộ từ nơi làm về nhà, với quãng đường dưới 1,6 km cũng có thể giúp bạn giảm 2% mỡ cơ thể sau một tháng.